Gặp gỡ kỉ lục gia thế giới tại ngôi chùa nhân giống sâm Ngọc Linh

Ở Việt Nam, duy nhất chỉ một nhà sư được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học – Công nghệ) cấp bằng độc quyền sáng chế là thượng tọa Thích Huệ Đăng (thế danh Nguyễn Văn Sáu) ở chùa Thanh Quang, Đà Lạt (Lâm Đồng)… 

Chùa Thanh Quang, nằm bên Hồ Tuyền Lâm, TP. Đà Lạt không chỉ là nơi tu tập, thiền định của các tu sĩ, mà còn là nơi nuôi cấy và nhân giống sâm Ngọc linh.

Thượng tọa Thích Huệ Đăng là người vốn rất nổi tiếng trong việc trồng hoa lan cao cấp và thầy càng nổi tiếng hơn khi năm 2012 được cấp bằng sáng chế độc quyền với công trình “Quy trình trồng cây sâm Ngọc Linh nuôi cấy mô”.

sâm ngọc linh

Kỉ lục gia thế giới

Những ngày đầu năm 2020, tại Ấn Độ và Việt Nam, kỷ lục gia – nhà khoa học Nguyễn Văn Sáu (tức Hòa thượng Thích Huệ Đăng) Phó Trưởng ban Phật giáo Quốc tế TW Giáo hội Phật giáo Việt Nam kiêm Viện trưởng Viện Buddha Yoga đã được Liên minh Kỷ lục Thế giới WorldKings trao tặng Giải thưởng Thành tựu trọn đời của Hội đồng Giải thưởng Chăm sóc sức khỏe Six Sigma. Đi kèm là bằng Giáo sư, Tiến sĩ danh dự của Đại học Kỷ lục Thế giới. Có thể nói, đó là một vinh dự không chỉ riêng cho Hòa thượng, mà là niềm vui lớn của Phật giáo Việt Nam.

sâm ngọc linh
Kỷ lục gia Nguyễn Văn Sáu (Hòa Thượng – Đạo sư Thích Huệ Đăng) phát biểu tại sự kiện Six Sigma 2019

Mong muốn lớn nhất của Hòa thượng là những tri thức và kinh nghiệm mà cả cuộc đời Hòa thượng đã đúc kết, sẽ được trao truyền cho đệ tử tiếp nối, mang lợi lộc cho cộng đồng. Bởi, hành đạo mà chẳng giúp được gì cho đời thì vô nghĩa.Hành đạo không thể xa rời thực tế.

Trồng lan để làm đẹp Đà Lạt 

Thầy Huệ Đăng đi tu từ khá sớm, đến nay đã có hơn 50 năm tu hành. Trước, thầy tu trong một ngôi chùa ở tỉnh Đồng Nai. Đến năm 1985, thầy Huệ Đăng lên Đà Lạt mở tịnh thất và trồng hoa lan.

Ở Đà Lạt khoảng mười năm về trước thật khó tìm ra một vườn hoa lan bảng A lên đến vài chục ngàn chậu như vườn hoa của cơ sở sản xuất hoa lan Thanh Quang của thầy Huệ Đăng.

sâm ngọc linh

Những năm 80, vào các dịp tết, khi thị trường hoa lan còn hẹp, thầy Huệ Đăng cùng với các đệ tử đã từng chở cả xe tải hoa lan xuống TP.HCM để triển lãm và bán cho người yêu mến loại hoa này

Nghiên cứu Sâm Ngọc Linh

Ngày nay, đến công ty Xuất khẩu hoa lan Thanh Quang do thượng tọa Thích Huệ Đăng làm giám đốc, không ai mà không bất ngờ khi ngay trong ngôi chùa này (cũng là cơ sở trồng hoa, trồng sâm) lại có một cơ sở nghiên cứu nuôi cấy mô thực vật hiện đại với đội ngũ nhân viên là những nhà khoa học khá đông đến như vậy!

sâm ngọc linh

Từ cơ sở nuôi cấy mô dưới sự chỉ huy của thượng tọa – giám đốc Thích Huệ Đăng, đến nay đã có hàng trăm ngàn cây sâm giống từ nuôi cấy mô trong phòng thí nghiệm được chuyển đi khắp nơi để trồng.

Điều thú vị là từ phòng nuôi cấy mô của thầy Huệ Đăng, đã có cả chục ngàn cây sâm giống chở ngược về Kon Tum – quê hương của cây sâm Ngọc Linh để trồng.

.TÌM HIỂU VỀ HÌNH DẠNG VÀ CÔNG DỤNG CỦA SÂM NGỌC LINH

Hành trình quy phục và nhân giống Sâm Ngọc Linh

Có thể nói, sự thành công của thượng tọa Thích Huệ Đăng trong việc di thực được giống sâm Ngọc Linh từ núi Ngọc Linh (Kon Tum) về Đà Lạt là việc làm có một ý nghĩa rất đặc biệt. Hành trình đi tìm cây sâm Ngọc Linh của nhà sư Thích Huệ Đăng được tiến hành lần đầu tiên vào năm 2008.

Bắt đầu từ đây, cùng với việc trồng lan quy mô lớn, thượng tọa Thích Huệ Đăng còn bắt tay vào việc nghiên cứu nhân giống cây sâm Ngọc Linh bằng phương pháp vô tính hoàn toàn sạch bệnh.

sâm ngọc linh

Phòng thí nghiệm của Cty Xuất khẩu hoa lan Thanh Quang được tiếp tục đầu tư mở rộng. Và ba năm sau đó, sự thành công đã đến với thầy và các cộng sự.

Thầy cho biết: “Tôi đã sang tận Hàn Quốc – xứ sở của sâm để nghiên cứu, học hỏi cách nhân giống loại cây này, và cuối cùng tôi đã chọn phương pháp nhân giống vô tính”.

Hàng trăm ngàn cây sâm ngọc linh giống đã được chuyển đi

Đến nay, đã có hàng trăm ngàn cây giống của thứ “thần dược” này được “sinh ra” từ phòng thí nghiệm của thầy Huệ Đăng, đồng thời cũng đã có năm, bảy chục ngàn cây giống được đưa đi các nơi để trồng.

Thầy Huệ Đăng nói: “Tôi muốn ngày càng có nhiều người “sở hữu” những dược phẩm được bào chế từ Sâm Ngọc Linh. Và điều đó chỉ có được khi cây sâm Ngọc Linh trở nên phổ biến chứ không phải là thứ “thần dược” như hiện tại”.

Cho đến lúc này, lịch sử Phật giáo Việt Nam đã lưu vào trang vàng của mình một cái tên duy nhất của một vị sư đầu tiên trở thành nhà khoa học được cấp bằng sáng chế từ một công trình nghiên cứu có ý nghĩa rất đặc biệt cho cộng đồng xã hội.

Mới nhất

CẦN TƯ VẤN?